Học lái xe ô tô dễ dàng hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ. Nếu bạn ngồi ghế sau thì nhìn có vẻ rất khó nhưng một khi bạn ngồi sau tay lái và đặt chân lên chân ga và chân phanh, thì việc lái xe trở nên rất trực quan và đơn giản hơn rất nhiều. Hãy đọc từ từ hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ nắm vững những điều cơ bản khi lái xe để bắt đầu thực hành thực tế. Bài viết này hướng dẫn với xe số tự động nhưng quy trình chung vẫn sẽ tương tự đối với xe số sàn.
Phần 1: Thoải mái với vị trí ngồi để điều khiển xe
1. Điều chỉnh ghế sao cho chân bạn chạm chân ga và chân phanh thoải mái
Việc đầu tiên khi lên xe bạn cần điều chỉnh ghế ngồi của mình sao cho hợp lý và thoải mái nhất. Bằng cách điều chỉnh ghế của mình về phía trước và phía sau, hoặc lên và xuống. Một số ô tô có bảng điều khiển (thường là bên trái ghế), 1 số xe đời cũ hơn thì có một đòn bẩy bên dưới ghế cho phép bạn điều khiển vị trí của ghế.
2. Làm quen với chân ga và chân phanh
Có 2 bàn đạp gọi là chân ga và chân phanh dùng để tăng tốc xe và hãm lại tốc độ của xe. Bàn đạp bên phải thường bé hơn, gọi là chân ga, khi bạn nhấn xuống thì xe sẽ di chuyển, nhấn càng mạnh xe sẽ di chuyển càng nhanh. Bàn đạp bên trái thường bé hơn là chân phanh, khi nhấn xuống xe sẽ đi chậm lại hoặc dừng lại.
Một số lưu ý khi sử dụng chân ga và chân phanh:
- Luôn sử dụng chân phải điều khiển 2 bàn đạp này kể cả bạn có thuận chân trái, vì chân phải ở vị trí phù hợp dùng và an toàn hơn rất nhiều.
- Không bao giờ được sử dụng 2 chân cùng lúc để điều khiển 2 bàn đạp, nó khiến cho bạn có thể vô tình đạp vào 2 bàn đạp cùng 1 lúc.
3. Điều chỉnh gương để bạn có thể nhìn dễ dàng
Điều chỉnh gương chiếu hậu 2 bên theo cách sau: hất lên – gập xuống (theo trục ngang) và đưa ra – quay vào (theo trục dọc) sao cho khi ngồi ở vị trí lái xe:
- Chiều hất lên – úp xuống: điều chỉnh đến vị trí có thể quan sát 1/2 tay nắm cửa trước ở mép gương dưới.
- Chiều đưa ra – quay vào: chỉnh gương khi ước lượng hình ảnh phần hông xe chiếm khoảng 1/4 chiều ngang. Hình ảnh bên cạnh sườn, gần đuôi xe chiếm khoảng 3/4 còn lại.
Với cách này bạn có thể quan sát tối đa phần đuôi xe mình. Thích hợp khi quan sát để di chuyển vào bãi đỗ xe hay trên những con ngõ chật hẹp.
4. Biết vị trí phanh tay và biết nó để làm gì
Phanh tay giống như 1 đòn bẩy và có 1 nút trên đầu của nó, thường thì nó ở vị trí bên phải của bạn khi điều khiển xe. Khi phanh tay được kéo lên, nó giúp xe bị khóa lại không thể di chuyển. Khi hạ xuống thì xe có thể di chuyển bình thường.
5. Làm quen để quen cảm giác với cần số
Cần số thường được đặt ở giữa hai ghế trước của xe và nó điều khiển hộp số (đỗ, trung tính, lái, lùi). Đôi khi ở một số xe, cần số nằm ở bên phải tay lái.
Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:
– P (Parking) = đậu xe
– R (Reverse) = lùi xe
– N (Neutral) = trạng thái tự do
– D (Drive) = số tiến
6. Hiểu các biểu tượng trên bảng điều khiển của xe
Các đồng hồ đo này hiển thị cho người lái biết động cơ còn lại bao nhiêu nhiên liệu, tốc độ xe, tốc độ của động cơ và bao nhiêu RPM (vòng quay mỗi phút) mà động cơ đang chạy.
- Đồng hồ tốc độ có lẽ là màn hình bảng điều khiển quan trọng nhất trong xe. Nó sẽ cho bạn biết chiếc xe của bạn đang đi nhanh như thế nào, tbao nhiêu km mỗi giờ (kph).
- Máy đo RPM cho bạn biết động cơ của bạn hoạt động mạnh như thế nào. Hầu hết các đồng hồ đo RPM sẽ có các vùng màu đỏ bắt đầu từ 6.000 hoặc 7.000 RPM. Khi quay số trong máy đo, đi vào màu đỏ, học cách giảm tốc độ.
- Đồng hồ đo nhiên liệu cho bạn biết chiếc xe của bạn còn lại bao nhiêu nhiên liệu. Nó thường có mặt số, giống như kim đồng hồ di chuyển giữa “F” và “E”, với “E” báo hiệu “cạn” và “F” báo hiệu “đầy”. Một số xe hiện đại hơn có đồng hồ đo nhiên liệu kỹ thuật số; trong đó các thanh điện tử được hiển thị giống như biểu tượng pin trên điện thoại di động và giảm dần về số lượng tùy thuộc vào lượng nhiên liệu trong xe.
- Đồng hồ đo nhiệt độ trong xe cho bạn biết liệu động cơ xe của bạn có quá nóng hay không. Nó thường có một mặt số di chuyển giữa “H” và “C,” báo hiệu “nóng” và “lạnh”. Mặt số của bạn thường phải ở giữa máy đo.
Phần 2: Những bước cơ bản để bắt đầu lái xe
1, Thắt dây an toàn
Không những tại Việt Nam mà hầu hết mọi nơi trên thế giới, lái xe mà không thắt dây an toàn là vi phạm giao thông. Dây an toàn giúp giảm đáng kể khả năng bị thương nặng hoặc tử vong nếu bạn có liên quan đến một vụ tai nạn.
2, Luôn đặt chân lên chân phanh trước khi bắt đầu khởi động xe
Khi khởi động xe, chiếc xe sẽ tự di chuyển về phía trước nếu bạn không đạp chân phanh. Vì vậy hãy đặt chân bạn lên chân phanh để bắt đầu lái xe.
3, Khởi động xe
Đút chìa khoá vào bộ phận đánh lửa (thường ở phía phải tay lái) và vặn theo chiều kim đồng hồ để động cơ khởi động.
4, Tìm hiểu cách lùi xe
Nếu xe của bạn đang ở trong bãi đỗ xe hoặc trên đường, rất có thể bạn gặp phải tình huống phải lùi xe để tiếp tục lái. Bạn cần ghi nhớ những điều sau:
- Điều khiển cần số vào chế độ R (Reverse) và kiểm tra lại (xe sẽ không lùi được nếu bạn gạt cần số vào chế độ khác).
- Quay đầu lại và nhìn qua vai sẽ có tầm nhìn tốt nhất về khu vực bạn muốn lùi đến.
- Từ từ nhấc chân ra khỏi chân phanh, và KHÔNG đặt chân lên chân ga. Xe của bạn sẽ di chuyển lùi chậm, khiến bạn dễ dàng điều khiển hơn và không có nguy cơ nhiều đụng vào thứ gì đó (khi tập làm quen với việc lùi xe).
- Điều quan trọng nữa cần ghi nhớ đó là: tay lái bị đảo ngược khi cần số ở chế độ R (số lùi). Đối với khi lái số tiến, nếu bạn quay tay lái sang phải, xe của bạn cũng sẽ rẽ sang phải, và ngược lại. Nhưng khi xe ở chế độ số lùi, quay vô lăng sang phải sẽ khiến xe bạn rẽ sang trái , trong khi quay vô lăng sang trái sẽ khiến xe bạn rẽ sang phải.
- Sử dụng phanh của bạn bất cứ khi nào bạn cần giảm tốc độ. Nhấn chân nhẹ nhàng nhưng chắc chắn vào bàn đạp phanh để giảm tốc độ xe nếu cần thiết.
5, Sẵn sàng lái xe tiến về phía trước
Đặt chân vào chân phanh, chuyển cần số đến chế độ D (Drive), sau đó rời chân khỏi chân phanh. Từ từ nhấn chân ga đến khi bạn thấy tốc độ của xe ở mức giới hạn với bạn. Khi cần giảm tốc độ thì chuyển chân sang vị trí chân phanh rồi nhấn từ từ đến khi tốc độ giảm về mức bạn mong muốn.
6, Giữ 2 tay trên vô lăng ở vị trí “3 giờ và 9 giờ”
Hãy tưởng tượng rằng tay lái là một chiếc đồng hồ. Đặt tay trái của bạn vào vị trí số 9 trên đồng hồ và tay phải của bạn là số 3. Đặc biệt đối với người mới bắt đầu, đừng cố giữ vô lăng chỉ bằng một tay, vì có thể bạn sẽ mất kiểm soát xe, điều này có thể gây ra tai nạn.
7, Sử dụng đèn báo
Đây là điều rất quan trọng khi lái xe vì nó giúp bạn thông báo cho những chiếc xe khác biết rằng bạn muốn chuyển làn hoặc rẽ theo một hướng cụ thể. Công tắc đèn nháy nằm ở bên trái vô lăng. Đẩy nó lên để cho biết bạn muốn rẽ phải (để chuyển hoặc chuyển làn sang phải) hoặc đẩy xuống để cho biết bạn muốn rẽ trái (để chuyển hoặc chuyển làn sang trái).
8, Tìm hiểu cách quay đầu xe
- Việc quay đầu xe khá đơn giản, nhất là khi bạn ngồi ở vị trí lái, vì nó rất trực quan. Nếu bạn muốn quay xe nhẹ thì chỉ cần quay vô lăng theo hướng mong muốn nhưng hãy cố giữ tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ.
- Nếu bạn cần thực hiện quay xe khó hơn, hãy làm theo cách sau: Xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ, dẫn tay phải của bạn đến vị trí 4 giờ hoặc 5 giờ, thả tay ra và bắt chéo tay qua tay trái của bạn. Nắm chặt vô lăng và tiếp tục quay như vậy. (Ví dụ trong trường hợp muốn quay xe sang phải).
- Khi xe đã quay thẳng về phía sau (so với trước), bạn chỉ cần lới lỏng độ bám tay của bạn tại vô lăng, thì vô lăng sẽ tự điều chỉnh về hướng thẳng lái. Nếu bạn muốn sự điều chỉnh này chậm lại thì áp thêm 1 chút lực độ bám tay của bạn tại vô lăng là được.
9, Cách chuyển làn đường
Tại 1 số thời điểm khi lái xe, bạn cần chuyển từ làn đường này sang làn khác. Tất cả những gì bạn cần nhớ là phải thông báo cho những xe khác rằng bạn chuẩn bị chuyển làn đường. Một số chú ý như sau:
- Nháy xi nhan (trái hoặc phải theo làn đường hướng muốn chuyển) ít nhất 2 giây trước khi chuyển làn.
- Nhanh chóng nhìn gương của bạn và nhìn qua vai để kiểm tra xem có chiếc xe nào trong điểm mù của bạn không. Đừng chỉ dựa vào gương của bạn để nhìn xem những chiếc xe khác đang ở đâu.
- Từ từ di chuyển xe vào làn đường khác. Xoay tay trên vô lăng một chút để thay đổi làn đường. Sẽ mất khoảng từ một đến ba giây để bạn thay đổi làn đường. Nếu ít hơn thì bạn đang chuyển làn quá nhanh; nếu nhiều hơn thời gian trên thì bạn đang chuyển làn quá chậm.
10, Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác
Bạn nên ở phía sau xe khác bao xa tùy thuộc vào tốc độ bạn đang đi. Bạn muốn cho mình 2 đến 5 giây để phản ứng, tùy thuộc vào mức độ thoải mái của bạn. Nếu chiếc xe phía trước đột ngột dừng lại, với tốc độ hiện tại của bạn, bạn có đủ thời gian để phản ứng và bình tĩnh giảm tốc độ xe của bạn mà không va chạm vào xe phía trước không?
Để đánh giá điều này, hãy quan sát khi chiếc xe phía trước bạn vượt qua một vật cố định trên đường, giống như một bảng quảng cáo. Ngay khi chiếc xe đi qua vật thể đó, hãy bắt đầu đếm: 1 – 2 – 3 …. Mất bao nhiêu giây để xe của bạn vượt qua cùng một vật trên đường?
Phần 3: Những quy tắc khi lái xe
1, Lái xe phòng thủ
Lái xe phòng thủ là 1 khái niệm mà rất nhiều tài xế bỏ qua nhưng nó lại rất quan trọng.
- Đừng hi vọng tất cả những người tham gia giao thông đều tuân thủ luật giao thông. Sẽ có những người vô ý thức phá vỡ luật lệ giao thông.
- Nếu bạn nhìn thấy một tình huống nguy hiểm tiềm tàng, thì hãy tránh nó trước khi nó xảy ra. Ví dụ như đừng nán lại đi cạnh bên phải 1 chiếc xe tải lớn, hay đừng cố vượt qua một tài xế say rượu đang đi vào và ra khỏi làn đường.
- Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để nhận thức được những gì xảy ra trên đường. Bạn có thể sử dụng tầm nhìn để theo dõi tốc độ và thói quen của những chiếc xe khác. Sử dụng tai để nghe tiếng còi xe và tiếng rít. Sử dụng mũi để nhận biết cao su bị cháy hoặc mùi khác có thể chỉ ra đó là một vụ tai nạn.
2, Đi làn bên phải nếu bạn đi chậm, và đi làn bên trái nếu đi tốc độ nhanh
Trên đường cao tốc và và trên đường phố, các làn ngoài cùng bên trái thường được dành cho phương tiện giao thông có tốc độ nhanh hơn, trong khi các làn ngoài cùng bên phải được dành cho phương tiện giao thông chậm hơn. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn làm ngược lại khi tham gia giao thông.
3, Luôn vượt trái
Vì tốc độ chung của các xe tham gia giao thông tăng dần từ phải sang trái, nên nếu vượt xe khác bạn phải vượt qua bên trái.
Đặc biệt chú ý, đừng bao giờ vượt qua 1 chiếc xe tải ở bên phải. Vì chúng có kích thước lớn, nên có rất nhiều điểm mù.
4, Tuân thủ các biển báo giới hạn tốc độ
Mỗi biển báo giới hạn tốc độ đều có lý do, để với mục đích cuối cùng là an toàn cho mọi người. Nếu bạn vi phạm thì không những gây nguy hiểm mà những lỗi này thường bị phạt rất nặng.
5, Cẩn thận khi lái xe trong điều kiện bất thường
Nếu trời mưa có thể làm đường trơn hoặc ngập nước, hoặc gặp 1 con đường đường xấu, bạn phải lái xe phòng thủ hơn ở mức bình thường.
6, Hãy lịch sự khi lái xe trên đường
- Tránh sử dụng còi bừa bãi khi lái xe gây ô nhiễm tiếng ồn.
- Nhường đường cho xe khác khi cần thiết.
- Giúp đỡ người khác khi gặp tai nạn.
- Nhưng cũng không phải vì lịch sự quá mà quên mất luật lệ giao thông. Ví dụ như khi ở ngã tư, xe bạn đã qua giao lộ thì bạn nên đi tiếp chứ không phải dừng lại nhường xe khác.
Phần 4: Nắm vững các kỹ thuật lái xe nâng cao
1, Học cách đỗ song song
Đỗ xe song song là khi bạn phải lùi xe vào một chỗ đậu xe chật, đây là một thao tác cũng tương đối phức tạp. Bạn có thể xem hình dưới đây để biết cách.
2, Chuyển làn đường với phương tiện giao thông dày
Khi gặp phải điều kiện phương tiện tham gia giao thông dày đặc mà bạn cần chuyển làn với tốc độ cao hơn. Bạn phải tăng tốc vừa đủ và đánh lái sang làn cần chuyển, chú ý đánh giá độ an toàn giữa 2 xe khi thực hiện (nhìn gương chiếu hậu, nhìn sang ngang,….)
3, Học cách lái xe lên dốc và xuống dốc
Lái xe lên dốc tương đối khó với những người mới bắt đầu, nhất là đối với xe số sàn. Khi lên dốc bạn phải nhấn chân ga mạnh hơn, và ngược lại khi xuống dốc bạn nhả chân ga và nhấn từ từ chân phanh.
4, Hãy học cách tiết kiệm xăng
Đối với những người mới học lái xe thì điều này có vẻ chưa quan trọng. Nhưng khi bạn lái xe thường xuyên thì nó lại là vấn đề vô cùng cần thiết. Nó giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản tiền khá lớn. Có 1 số việc bạn cần làm để tiết kiệm xăng đó là:
- Lốp xe luôn được bơm đủ căng: có thể tăng hiệu suất nhiên liệu đến 3,3%. Lốp xe được bơm căng sẽ an toàn hơn và bền hơn.
- Làm sạch lọc gió: Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), thay lọc gió bị tắc bẩn sẽ giúp giảm mức tiêu hao nhiên liệu đến 14%.
- Sử dụng điều hoà thông minh: Điều hòa không khí làm giảm hiệu suất nhiên liệu đến 10%, nên bạn hãy cân nhắc nếu nhiệt độ ngoài trời cho phép thì hãy hạ cửa xe thay vì sử dụng điều hoà.
- Tăng tốc từ từ khi qua các nút giao; tránh tăng tốc đột ngột ở tốc độ quá cao và phanh gấp, vì những hành động này có thể làm giảm hiệu suất nhiên liệu tới 33% trên đường cao tốc và 5% khi lái xe trong thành phố.
- Tránh chạy không tải quá lâu: Nếu bị tắc đường hoặc phải chờ ai đó quá lâu, hãy tắt động cơ để tiết kiệm xăng.
Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://accounts.binance.com/hu/register?ref=FIHEGIZ8
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.